Monday, November 4, 2013

Nướng thực phẩm (thịt, cá) theo cách chuyên nghiệp.

Các bạn thỉnh thoảng tổ chức bữa ăn gia đình có món thịt, hải sản nướng, các bạn thường có cảm giác thấy mình nướng chưa được như ý, không đúng kiểu chuyên nghiệp. Các bạn không nên suy nghĩ : điều này cũng dễ hiểu, vì các bạn không phải (hay không có dịp) phải đứng lò nướng hàng ngày như chúng tôi. Thật ra, cứ nướng thật nhiều, rút kinh nghiệm qua nhiều lần nướng là bạn sẽ trở thành dân nướng thức ăn chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, có cách ngắn hơn là học hỏi cách làm việc của người chuyên nghiệp, qua một số chỉ dẫn như sau :

Điểm số 1 : Giữ cho lò lướng sạch sẽ : Một chuyện tưởng chừng đơn giản nhưng lại quan trọng : lò nướng sạch, không bị các mảng bám do những lần nướng trước đây giúp cho hương vị món nướng của bạn đúng hương vị, không bị ảnh hưởng của mùi hôi hoặc mùi lạ của món đã nướng trước.



Điểm số 2 : Sử dụng lò nướng dung than củi : giúp món nướng của bạn có hương vị đậm đà hơn. Khác với lò nướng gaz thường chỉ cho nhiệt độ nóng đều trên cả lò, lò nướng dùng than (củi) sẽ giúp bạn tạo ra các vùng nhiệt độ khác nhau trên lò nướng, sẽ giúp bạn điều chỉnh nhiệt độ món nướng, từ đó điều chỉnh hương vị và màu sắc món ăn.

Điểm số 3 : Hãy đợi lò cháy nóng lên , đạt nhiệt độ cần thiết trước khi bắt đầu nướng : Bạn cần nhiệt độ khoảng hơn 200 độ C cho phương thức nướng vỉ (grill), để món nướng vừa chin nhanh, vừa mềm bên trong, lại giữ được hương vị. Lò nướng không đủ nóng vẫn làm món ăn chin nhưng lại làm đồ nướng bị khô, đôi khi không đủ sức làm dậy hương vị của nước ngâm tẩm thực phẩm, đồ nướng kém đậm đà.


Điểm số 4 : Chuẩn bị nước ngâm tẩm, phải ngâm tẩm đủ thời gian cho món nướng thấm và món ăn được các hệ vi sinh trong thịt làm cho các thớ thịt mềm và thơm. Công thức của nước tẩm này là một bí quyết rất khó chia sẻ. Cơm tâm Lê Đan có một công thức riêng đã có từ gần 30 năm qua khiến hương vị món thịt nướng của chúng tôi đặc biệt.


Điểm số 5 : Làm chủ lò nướng của bạn : Bằng cách gom than và tản than đang cháy hồng trên lò, bạn sẽ tạo nên những vùng nhiệt độ khác nhau. Vùng nhiệt cao, để nướng chin nhanh sản phẩm; vùng thấp hơn để thực phẩm chin từ ngoài vào trong; vùng nhiệt thấp hơn, tạo quá trình caramen hóa của nước tẩm làm bề ngoài món nướng của bạn them hấp dẫn về màu sắc và hương vị.


Điểm số 6 : Không nướng quá nhiều một lần trên mặt lò, sắp xếp hợp lý nhằm tạo sự thông thoáng, giúp không khí và các luồng nhiệt lưu thong tốt, tránh việc lò không cháy tốt, nhiệt lượng tỏa không đủ đến sản phẩm, nguội lò, gây giảm chất lượng sản phẩm.


Điểm số 7 : Chống dinh trên vỉ nướng khi nướng : Bạn có thể quét mỡ, dầu lên vỉ nướng để chống dinh. Nếu món nướng của bạn có nước ngâm tẩm có chứa đầu cũng giúp bớt dinh trên mặt vỉ nướng. Tại Cơm Tấm Lê Đan chúng tôi có thêm một giải pháp : chúng tôi chuẩn bị nhiều vỉ nướng, khi vỉ đang nướng bị hiện tượng dính sản phẩm vào vỉ thì chúng tôi thay ngay vỉ sạch khác. Tuy nhiên, món nướng mà có một vài vết sậm màu do tiếp xúc với vỉ nướng cũng là một đặc trưng và thêm phần hấp dẫn.



Điểm số 8 : Tránh việc liên tục, đập, dũ , lật sản phẩm đang nướng làm món nướng không đạt nhiệt độ cần thiết, không đủ thời gian cho sản phẩm lên màu nhờ hiện tượng caramen, thớ thịt không mềm…


Điểm số 9 : Nên trang bị đủ các dụng cụ kẹp, gắp thuận tiện, vừa tay, giúp cho các thao tác chính xác, kịp thời.

Điểm số 10 : Khi nướng phải tập trung, chỉ cần lơ là một chút là sản phẩm hoặc bị cháy xém, hoặc chin không đều. Hãy tạm gác các công việc khác lại khi đang nướng. Cơm Tấm Lê Đan phải phân công một người chỉ chuyên đứng tại lò, nướng sườn cho món Cơm Tấm Sườn Nướng phục vụ Quý Khách .

Chúc các bạn nhanh chóng biểu diễn nướng thịt cá được hấp dẫn, theo cách chuyên nghiệp !



                                                      (Có tham khảo trên Internet)

Sunday, October 6, 2013

Những tác dụng phụ nguy hiểm thường gặp khi dùng bột ngọt

Các món ăn có nước soup (hủ tiếu, phở, bún nước lèo..v.v.), nhất là tại các quán bán giá rẻ thường chứa nhiều bột ngọt, nhằm tạo vị ngọt của thịt, cá với chi phí thấp nhất.Bột ngọt được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Tổ chức Y tế Quốc t ế (WHO) công nhận là một trong các loại phụ gia thực phẩm an toàn, mặc dù xung quanh nó vẫn còn nhiều bàn cãi về các vấn đề sức khỏe.
Những tác dụng phụ chung khi sử dụng bột ngọt?
Bột ngọt có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác nhau từ người này đến người khác. Các tác 
dụng phụ thường gặp nhất khi tiêu thụ bột ngọt có thể bao gồm cảm giác nóng rát ở khuôn mặt, 
cánh tay hoặc ngực; tê bức xạ từ cổ đến tay, ngứa ran ở mặt, cánh tay hoặc cổ, nhức đầu, 
ngực đau, buồn nôn, tim đập nhanh, buồn ngủ, khó thở và suy yếu. Đặc biệt tình trạng khó thở 
sẽ trở nên tồi tệ hơn ở những người bị hen.
Các triệu chứng phức tạp
Trung Quốc là một trong những quốc gia tiêu thụ bột ngọt nhiều nhất thế giới, bởi vì đây là 
một quốc gia có nguồn thực phẩm thông dụng chứa nhiều bột ngọt. Những thực phẩm này khá 
phổ biến. Vì thế những người ăn các thực phẩm Trung hoa có thể gặp phải những triệu chứng 
này ngay sau khi tiêu thụ các thực phẩm.
Các ảnh hưởng của bột ngọt với sức khỏe rất phức tạp, trong đó bao gồm rất nhiều các hiệu 
ứng phụ thường gặp như chúng có thể gây đau đầu, hồi hộp, đỏ bừng, ra mồ hôi, chua dạ 
dày, yếu, tê xung quanh miệng và đau ngực.
Những phản ứng phụ nghiêm trọng
Đặc biệt đối với những người bị hen, bột ngọt có thể gây khó thở nặng. Trong một số trường hợp, 
có thể cần phải yêu cầu sự chăm sóc của y tế khẩn cấp. Một nghiên cứu của Đại học Johns 
Hopkins cho thấy bột ngọt có thể gây ra bệnh hen suyễn ở một số cá nhân.
Các nghiên cứu khác cũng khẳng định bột ngọt có thể gây thiệt hại cho các tế bào não 
và hệ thống thần kinh trung ương. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khác còn cho rằng, bột 
ngọt có mối tương quan trực tiếp với bệnh Alzheimer. Bột ngọt là một lớp 
hóa chất gọi là excitotoxins. Excitotoxins là những chất gây tổn thương não và tổn 
thương đến hệ thống thần kinh trung ương.Excitotoxins có xu hướng ảnh 
hưởng đến phần hypothalmus của não, kiểm soát các chức năng quan trọng của cơ thể 
chẳng hạn như sự tăng trưởng, mô hình giấc ngủ, tuổi dậy thì và ngay cả sự thèm ăn.
Trong trường hợp hiếm gặp, một số người có thể rất nhạy cảm với bột ngọt và họ có thể gặp 
phản ứng phụ tạm thời như bị tê liệt quanh miệng. Đây cũng được coi như là phản ứng dị ứng
với bột ngọt. Do đó, với những người dị ứng với bột ngọt cần cực kỳ cẩn thận để tránh tiêu thụ
bột ngọt.
Một số nghiên cứu cho rằng bột ngọt ức chế chức năng bình thường của hypothalmus, có thể 
gây ra tác động tiêu cực lâu dài chẳng hạn như béo phì, rối loạn giấc ngủ và các vấn đề sinh 
sản khác,..
Kết luận
Trong khi nhiều loại thực phẩm trên thị trường đều có chứa những hương liệu, thậm chí chứa 
nhiều bột ngọt nhưng vẫn có những lựa chọn thay thế để an toàn hơn cho người tiêu dùng mà 
không làm mất đi hương vị món ăn. Bạn hãy kiểm tra nhãn thực phẩm để xem sản phẩm bạn 
đang muốn tiêu thụ có chứa bột ngọt hay không. Những thực phẩm ăn nhanh thường có chứa
khá nhiều bột ngọt, vì thế nên tránh sử dụng , Bạn cũng nên bớt ăn tại  các nhà hàng vì các 
món ăn tại các nơi này thông thường đểu có nêm nhiều bột ngọt
Khi nấu ăn ở nhà  có 5 điều sau đây cần tránh nếu bạn vẩn muốn dùng bột ngọt :                                        
1. Không nấu ở nhiệt độ cao Khi cho thêm bột ngọt vào thức ăn được nấu ở nhiệt độ cao sẽ 
xảy ra thay đổi hóa học, khiến bột ngọt trở nên có hại cho sức khỏe. 70-90oC là nhiệt độ thích
hợp nhất để hòa tan bột ngọt. Vì vậy nên gia giảm bột ngọt khi thức ăn đã chín 
và bắc khỏi bếp.                                            
2. Không cho trực tiếp khi thực phẩm ở nhiệt độ thấp Bột ngọt hòa tan kém ở nhiệt độ thấp. 
Nếu bạn muốn sử dụng bột ngọt để tăng vị ngon cho món nguội thì nên hòa tan bột ngọt trong 
nước ấm rồi mới trộn vào thức ăn nguội.                                                 
 3. Không cho vào các thực phẩm có vị ngọt Tuyệt đối không nên thêm bột ngọt vào thực 
phẩm có vị ngọt tự nhiên (cà chua, tôm….) vì sẽ làm mất hương vị, độ ngọt của món ăn và gây 
vị khó ăn                                    
 4. Không cho quá nhiều Cũng như các gia vị khác, lượng bột ngọt dư thừa sẽ khiến món ăn 
bị mất vị và còn có hại cho sức khỏe. 
5. Không cho vào các món chiên rán rau củ và thực phẩm có màu vàng Ví như với món 
trứng, trong trứng có nhiều bột và khi kết hợp với muối natri clorua rồi đun nóng sẽ tạo ra thứ bột 
ngọt tinh khiết, giúp trứng có hương vị thơm ngon. Vì thế cho bột ngọt vào trứng là thừa và còn 
không tốt cho sức khỏe.



Bếp lửa – linh hồn nhà sàn

Bếp lửa – linh hồn nhà sàn

Bếp lửa – linh hồn chính trong ngôi nhà sàn người Mường
Bếp chính được đặt ở pên cloong (bên trong) và pên đượi (bên dưới nhà sàn). Nơi đây ít có cửa voóng (cửa sổ) và gần vại nước (khạp khau). ở gian ngoài, gian khách cũng có một bếp phụ ở pên đượi (bên dưới). Bếp ở gian khách chỉ dùng để sưởi, hong khô các vật dụng… và đun nước pha trà. Trên bếp lò chính ở gian trong, người ta làm một cái giá to và vững chắc (khưa) để sấy khô các lương thực, thực phẩm như: ngô giống, lúa giống và sấy khô thịt trâu, bò. Lò bếp là một cái khung hình vuông, cũng có thể là hình chữ nhật rộng chừng hơn 1m2, ghép bằng những tấm ván dày, bên trong có nện đất, đặt ngay trên mặt sàn. Trong lò bếp người Mường, dù cho đến khi có kiềng sắt, người ta vẫn dùng ba hòn nục (còn gọi là ba ông đầu rau – người Kinh). Ba hòn nục tượng trưng cho vua bếp (bua bêp). Việc dâng cúng vua bếp, người dân làm vào các dịp có nấu nướng lớn, còn mâm cúng không nhất thiết đặt cạnh bếp lò, có thể đặt ở ôông côông (thần thổ địa).
Điều đặc biệt, người Mường rất cẩn thận trong sử dụng bếp, tuyệt đối kiêng kỵ không được làm ô uế lò bếp. Khách đến nhà chơi cũng được gia chủ thân tình tiếp chuyện bên bếp lửa. Trong những ngày đông giá rét, mâm cơm thường được dọn ngay cạnh bếp lửa. ông bà, con cháu cùng ngồi quây quần bên bếp lửa sưởi ấm, trò chuyện.
Thường người Mường ít khi để bếp tắt, nếu không đun nấu thì sẽ ủ than dưới lớp tro, khi cần chỉ thổi lên là được và như vậy, bếp luôn có hơi ấm. Ngọn lửa ấm áp của bếp nhà sàn thể hiện nét sinh hoạt văn hoá đoàn kết, ấm cúng và thân thiện của bà con dân tộc Mường đã được lưu giữ qua bao thế hệ từ hàng trăm năm nay.
Nếu một lần đặt chân đến Hòa Bình chắc hẳn bạn sẽ bị hút hồn bởi kiến trúc độc đáo của những ngôi nhà sàn của người Mường nơi đây. Có một điều đặc biệt, những ngôi nhà sàn của người Mừng đều ở vị trí dựa lưng vào thế đất cao như sườn đồi, sườn núi. Bởi họ quan niệm, xây nhà như thế sẽ để đón nhận tiết trời trong lành và tiện cho việc sinh hoạt, săn bắn, đi rừng.
Cấu trúc một ngôi nhà sàn của người Mường thường được thiết kế như sau: Mặt trên cùng là gác để đựng lương thực, đồ dùng gia đình; sàn nhà là nơi sinh hoạt nghỉ ngơi; còn gầm sàn nhà dùng để các dụng cụ sản xuất, nhốt gia súc, gia cầm. Nguyên liệu cơ bản được bà con sử dụng để dựng nhà sàn là gỗ, thường là các loại gỗ trai, chò chỉ, nghiến, sến, táu, dổi, de, đinh, lát… Ngoài gỗ để làm các chi tiết chính, nhà sàn của người Mường cần sử dụng các loại tre, bương, hóp để làm đòn tay, đan vách… Cột nhà làm bằng gỗ tròn hoặc vuông nhưng phổ biến là tròn; chân cột thường được chôn xuống đất nhưng cũng có nơi dùng các hòn đá tảng để kê. Vì chân cột nhà sàn thường được chôn sâu xuống đất từ 80cm – 1m nên phải làm cột bằng thứ gỗ không bị mối ăn, không mục, không mọt.
Mùa đông người già được yêu tiên nằm gần bếp
Theo phong tục của người Mường khi làm cầu thang thì bậc thang nhất thiết phải là số lẻ và được dựng ở các thế đất khác nhau. Theo quan niệm của người Mường, số lẻ của bậc thang thể hiện ước nguyện quy luật vào – ra – vào thì của cải sẽ không đi ra ngoài, gia đình luôn được êm ấm, đoàn tụ, con cháu thành đạt. Số lượng bậc có thể là 3, 5, 7, 9… nhưng tuyệt đối không được là số chẵn.
Điều thú vị nhất trong tổng thể cách xây dựng nhà sàn của người Mường, thì đó là những kết cấu hoàn chỉnh không chỉ tạo dựng nên một ngôi nhà sàn đặc trưng từ cổ kim đến giờ vẫn nguyên vẹn. Lý thú hơn cả, là ở mỗi bộ phận cấu thành nên nhà sàn nó lại mang một ý nghĩa tâm linh sâu sắc gắn kết chặt chẽ với con người hàng nghìn năm không thay đổi.
Ngoài ra, nhà sàn còn có sạp nước và sạp phơi. Sạp nước là một bộ phận rất cần thiết và không tách rời của nhà sàn Mường cổ truyền. Đó là một cái sạp được làm bằng tre già nguyên cây hoặc loại bắp ván gỗ tốt như nghiến, trai…, cũng có thể làm bằng gỗ tròn. Sạp được làm thấp hơn sàn nhà chính thường từ 20-30 cm. Sạp là nơi dựng các ống bương to để vác nước, chum đựng nước, vại đựng nước, đá mài dao và các dụng cụ nấu bếp như xoong nồi, dao rựa, thớt, chậu rửa, đồng thời cũng là nơi chế biến thức ăn trước khi đem lên bếp để đun nấu. Còn sạp phơi được dựng phía ngoài cửa voóng, tránh voóng tôông. Nó chính là cái sân trời của ngôi nhà sàn nên nó được làm chắc chắn bằng những thứ vật liệu tốt. Sạp phơi thường được làm rộng rãi và chắc chắn nên ngoài việc phơi khô nông sản, sạp còn là nơi kéo sợi vào đêm trăng, nơi trái gái ngồi hát thường rang, bộ mẹng, hát ví, nơi các mế ngồi kể truyện cổ, truyện thơ cho con trẻ nghe, khi quá đông khách còn có thể dọn mâm cỗ ngoài trời.
Ở giữa màu xanh thiên nhiên núi rừng, những nếp nhà sàn của người Mường vẫn tồn tại như một minh chứng rõ nét nhất về sức sống lâu bền của văn hoá Mường hàng nghìn năm qua.

Nguồn: dantocviet

Thursday, October 3, 2013

Chọn củ, quả màu vàng, cam


7

 Các loại rau củ quả màu vàng cam như gấc, đu đủ, xoài, cam, cà rốt, bí đỏ, khoai lang vàng... là những thức ăn rất tốt cho sức khỏe, là nguồn cung cấp dồi dào các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Sắc màu vàng cam đó chính là beta-caroten, tiền chất của vitamin A. Cryptoxanthin cũng là một loại caroten có hoạt tính tương tự beta-caroten. Hesperidin ở trái có múi (cam, quýt) là một flavonoid có tính chống oxy hóa rất mạnh.
 Vitamin A rất quan trọng cho quá trình nhìn, phát triển xương, sinh sản, tăng trưởng của cơ thể, điều chỉnh hoạt động của hệ miễn dịch bằng cách tạo bạch cầu chống lại vi trùng và virus gây bệnh. Vitamin A giúp mắt nhìn rõ trong điều kiện ánh sáng kém, giúp phát triển và biệt hóa các tế bào biểu mô ở da, mắt, hô hấp, tiết niệu và ống tiêu hóa, chống nhiễm trùng. Do đó, khi thiếu vitamin A dễ dẫn đến sừng hóa biểu mô giác mạc, có thể gây loét và mù lòa do thiếu vitamin A (gọi là bệnh khô mắt), khô da, dễ nhiễm trùng da, viêm hô hấp, làm cơ thể chậm tăng trưởng...
Tác dụng của beta-caroten: Caroten giúp bảo vệ những tế bào cơ thể khỏi bị tổn thương do tia tử ngoại. Ngoài ra, beta-caroten là một chất chống oxy hóa đãđược chứng minh là có khả năng làm giảm nguy cơ mắc phải nhiều bệnh như bệnh tim mạch, ung thư, lão hóa... Theo tạp chí HealthDay News, bổ sung chất chống oxy hóa beta-caroten trong thời gian dài từ 15 năm trở lên giúp tăng cường trí nhớ và ngăn ngừa bệnh Alzheimer.

Ăn nhiều caroten có bị “bệnh” vàng da không?
Nhiều người ăn thường xuyên liên tục đu đủ, xoài chín, cà rốt hay bí đỏ... một thời gian sẽ thấy da hơi ửng màu vàng cam, đặc biệt rõ ở chóp mũi, lòng bàn tay, gan bàn chân, nhưng mắt thì không vàng. Đó là do chất beta-caroten dư thừa so với nhu cầu sử dụng hàng ngày và được cơ thể đưa vào dự trữ ở dưới da để sử dụng dần dần. Đây không phải là một tình trạng ngộ độc (không ảnh hưởng gì đến sức khỏe). Chúng ta chỉ cần ngưng ăn các loại củ quả màu vàng cam một thời gian và thay bằng rau lá xanh hoặc trái cây khác. Khi tình trạng vàng da đã giảm thì chỉ nên ăn củ, quả vàng cam 3 - 5 lần mỗi tuần.
BS.CKI. ĐÀO THỊ YẾN THỦY

Chọn thực phẩm chống ung thư

Thứ ba, 04/06/2013, 12:17 GMT+7

Sôcôla đen - một trong những loại thực phẩm giúp ngừa ung thư

 Ung thư là một trong những bệnh đáng sợ nhất với con người ngày nay. Theo Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Mỹ, nhiều bệnh ung thư có thể phòng tránh được và 35 - 50% bệnh ung thư là do thói quen ăn uống không lành mạnh và ăn kiêng quá khắt khe.
 Tăng cường chất xơ
Chất xơ là các chất mà con người không thể tiêu hóa hoặc chỉ có thể tiêu hóa một phần nhưng nó giúp thực phẩm di chuyển qua ruột và loại bỏ được các độc tố ra khỏi cơ thể.
Một chế độ ăn giàu chất xơ, ít chất béo có thể sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng và trực tràng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi người nên tiêu thụ 20 - 30 g chất xơ mỗi ngày (khoảng 500 g rau xanh và trái cây). Các thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt và bột từ lúa mì, lúa mạch đen, yến mạch... cũng có hàm lượng chất xơ cao.
Các loại thực phẩm có khả năng ngăn ngừa ung thư
- Nước ép tỏi: tỏi vốn được coi là loại thực phẩm chống lại ung thư
là có tác dụng chống lại ung thư.
- Trà xanh: các chất oxy hóa có trong trà xanh chính là tác nhân góp phần làm giảm sự tăng trưởng của các tế bào ung thư và bảo vệ các tế bào khỏe mạnh tránh được những tổn thương không đáng có.
- Cà chua/nước xốt cà chua: cà chua có chứa nhiều lycopen và chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn sự tàn phá của các phân tử có hại có nguồn gốc tự do gây ra đối với các tế bào và các mô trong cơ thể. Các phân tử này bị nghi ngờ là tác nhân làm quá trình ung thư phát triển nhanh hơn. Cà chua còn đặc biệt có tác dụng trong phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt.
Cam quýt và những loại trái mọng nước: các loại hoa quả này có chứa lượng chất bảo vệ cao, giúp cung cấp các chất chống oxy hóa và có tác dụng cản trở quá trình phát triển ung thư trong cơ thể.
- Sô cô la đen: vẫn được coi là sản phẩm chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là chất polyphenol - một chất chống oxy hóa có thể giúp giảm nguy cơ ung thư phát triển vì nó chống lại những tổn thương các tế bào trong cơ thể do các khối u phát triển gây nên.
- Dầu ô liu: là một trong những loại thực phẩm có chứa các loại chất béo tốt cho sức khỏe, nhất là các chất oxy hóa dạng phytochemical.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, bạn cần năng vận động, giữ trọng lượng vừa đủ.

ANH QUÂN


Monday, September 30, 2013

Đậu phộng giúp giảm nguy cơ ung thư vú

(TNO) Các nhà nghiên cứu Mỹ nói rằng những bé gái thường xuyên ăn bơ hoặc hạt đậu phộng ít có nguy cơ mắc bệnh vú lành tính vào lúc 30 tuổi, theo hãng tin UPI.

Bơ và hạt đậu phộng - d
Bơ và hạt đậu phộng - Ảnh: Shutterstock
Tiến sĩ Graham Colditz tại Trung tâm Ung thư Siteman thuộc Bệnh viện Barnes-Jewish và Trường Y Đại học Washington ở St. Louis và các cộng sự tại Trường Y Harvard ở Boston, cho biết bệnh vú lành tính, dù không phải ung thư, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú sau này trong đời.
Cuộc nghiên cứu cho thấy các trẻ em gái tuổi từ 9-15 thường xuyên ăn bơ hoặc hạt đậu phộng ít có nguy cơ mắc bệnh vú lành tính khi đến tuổi 30.
“Các phát hiện này cho thấy bơ đậu phộng có thể giúp giảm rủi ro ung thư vú ở phụ nữ”, tiến sĩ Colditz nói.
Các phát hiện này dựa trên cơ sở tiền sử sức khỏe của hơn 9.000 trẻ em gái trong một cuộc nghiên cứu quy mô quốc gia từ năm 1996-2001.
Sau đó, trong khoảng thời gian từ năm 2005-2010, khi các đối tượng nghiên cứu đạt độ tuổi 18-30, các nhà nghiên cứu ghi nhận liệu họ có được chẩn đoán mắc bệnh vú lành tính được xác nhận bằng kiểm tra sinh thiết vú hay không.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy những người ăn bơ hoặc hạt đậu phộng 2 lần mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh vú lành tính thấp hơn 39% so với những người không ăn loại thực phẩm này.
Các phát hiện cho thấy đậu, đậu lăng, đậu nành và bắp cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh vú lành tính, nhưng việc tiêu thụ những loại thực phẩm này ở các bé gái trên thấp hơn nhiều và vì thế những bằng chứng thu thập được cũng kém chắc chắn hơn.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên chuyên san Breast Cancer Research and Treatment.


CÂU CHUYỆN VỀ HOA TẶNG NGÀY CỦA MẸ.

Nhân dịp Ngày của Mẹ ở hơn 100 quốc gia trên Thế giới, ai cũng muốn có những bó hoa tặng Mẹ hay những người phụ nữ của mình, giá bán ho...